1. Trung tâm biểu diễn Lune Hoian
Website: https://www.luneproduction.com/lune-center-hoi-an
Đến với À Ố Show, nhiều người đã nói rằng chương trình đã mang đến cho họ những trải nghiệm đáng nhớ.
Thông qua các đạo cụ tre quen thuộc, kỹ năng biểu diễn xiếc hiện đại, âm nhạc độc đáo và diễn xuất của nhiều nghệ sĩ, chương trình đưa đến cho khán giả những hình ảnh sống động về đời sống văn hóa Việt Nam. Trong suốt thời gian diễn ra chương trình, bạn sẽ nhìn thấy một bức tranh tuyệt đẹp của những ngôi làng yên bình, những cánh đồng lúa rộng lớn, các hoạt động trồng trọt, cấy cày hay cuộc sống bận rộn nơi thị thành. Hiện nay Á Ồ show đang được trình diễn tại hơn 15 quốc gia trên khắp thế giới. Khi đi du lịch ở Việt Nam, bạn có thể xem chương trình tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hội An.
Thời gian: hàng ngày
Địa chỉ: Trung tâm Hoian Lune
Giá vé: vé AAH! Khu [A]: 700.000 đồng; Vé OOH! Khu [O]: 1.150.000 đồng; Vé WOW! Khu [W]: 1.600.000 đồng.
2. Công viên văn hóa chủ đề ấn tượng Hội An
Website https://www.hoianimpression.vn/
“Ký ức Hội An” là hình ảnh phản chiếu thời kỳ vàng son của vùng đất này. Với sự tham dự của 500 diễn viên, vũ công, ca sĩ, đây được coi là chương trình văn hóa hoành tráng nhất tại Hội An trong những năm gần đây. Không gian lãng mạn và những câu chuyện xưa cũ của người dân xứ Quảng bao trùm khắp công viên văn hóa chủ đề ấn tượng Hội An. Chương trình giới thiệu đến khán giả năm cảnh: hồi sinh, đám cưới, ánh sáng và biển, hội nhập và áo dài. Chương trình được biểu diễn không chỉ ở Hội An mà còn ở nhiều quốc gia khác.
Thời gian: hàng ngày (trừ thứ ba)
Địa chỉ: Công viên văn hóa chủ đề ấn tượng Hội An, Cồn Hến, Cẩm Nam, Hội An
Giá vé: 300.000 – 450.000 đồng (vé trẻ em); 600.000 – 900.000 đồng (vé người lớn)
Hiện tại giá vé đặc biệt hậu COVID đang được áp dụng tới 31/12/2020 ( chi tiết trên web)
3. Nhà hát Hội An
Chương trình diễn ra tại nhà hát Hội An. Bạn sẽ được thưởng thức những con rối đầy màu sắc di chuyển trên mặt nước trong không gian ngoài trời, dưới sự điều khiển của các nghệ nhân múa rối. Một phần không thể thiếu trong các chương trình múa rối nước là âm nhạc, chủ yếu là làn điệu chèo hoặc các bài hát đồng bằng Bắc bộ khác. Đằng sau mỗi cảnh diễn có diễn viên lồng tiếng Việt và người dịch thoại sang tiếng Anh giúp khán giả theo dõi hành động của các nhân vật cũng như hiểu được ý nghĩa của từng câu chuyện. Dành 45 phút xem chương trình múa rối nước, hầu hết khán giả tỏ ra hài lòng với phần dàn dựng công phu, những màn trình diễn chuyên nghiệp cùng với âm thanh, ánh sáng tuyệt đẹp tại nhà hát Hội An.
Địa chỉ: Số 548 Hai Bà Trưng, Hội An
Thời gian: 6h30 chiều mỗi ngày (trừ thứ Tư và Chủ nhật)
Giá vé: 40.000 đồng (vé trẻ em); 80.000 đồng (vé người lớn)
4. Nhà biểu diễn nghệ thuật cổ truyền Hội An
Nhà biểu diễn nghệ thuật cổ truyền Hội An có phòng biểu diễn được đầu tư chuyên nghiệp, kết nối với phòng trưng bày trang phục, đạo cụ, nhạc cụ dân tộc thành không gian dành riêng cho khách du lịch đến thưởng thức nghệ thuật cổ truyền Hội An.
Với đội ngũ chuyên viên có nghiệp vụ, các nhạc sĩ, biên đạo múa có khả năng sáng tạo, Nhà biểu diễn nghệ thuật cổ truyền Hội An đã dàn dựng và trình diễn hàng trăm tiết mục mang đậm bản sắc văn hoá vùng miền. Trong đó, có nhiều tiết mục đặc sắc như hô hát bài chòi, dân ca Quảng Nam, dân ca Trung Bộ, hòa tấu nhạc cụ dân tộc, múa dân gian, hát bội…
Đặc biệt, bổ sung các làn điệu dân ca quốc tế của 12 nước có mối quan hệ bang giao với Hội An trong quá khứ, được trình diễn bởi dàn nhạc dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, Nhà biểu diễn nghệ thuật cổ truyền Hội An còn có các hoạt động dạy nhạc cụ, hát dân ca, vẽ mặt nạ tuồng… và nhận biểu diễn theo yêu cầu của du khách.
Biểu diễn vào lúc 10h15 – 15h15 và 16h15 hằng ngày.
Địa chỉ: 66 Bạch Đằng / 39 Nguyễn Thái Học – Hội An
5. Múa Thiên Cẩu (Hội An)
Bắt nguồn từ điệu múa truyền thống trừ tà linh, cầu máy mắn, mùa màng trong dân gian, Múa Thiên Cẩu hiện được lưu giữ như một phần không thể thiếu trong sinh hoạt vùng đất Hội An. Tuy có phần tương đồng, xong khác với các hình thức múa linh vật khác, múa Thiên Cẩu có những chuyển động đặc trưng của bộ môn võ và được biểu diễn bởi những những thế hệ ở các võ đường lớn ở Hội An.
Để có thể thưởng thức múa Thiên Cẩu, du khách thường ghé Hội An vào những dịp lễ tết Nguyên Đán, Trung Thu. Thêm vào đó những cuộc thi múa được dàn dựng công phu ngày càng nhiều giữa các võ đường tạo thêm nhiều cơ hội cho du khách trong suốt dịp Trung Thu tới thưởng thức.
6. Bài chòi (Hội An)
Bài chòi, một thú giải trí đậm nét văn hóa của người dân xứ Quảng và cả vùng duyên hải miền Trung. Những người nông dân lao động đã nghĩ ra cách giao lưu với nhau bằng những câu hát, câu hò giữa chòi này với chòi khác sau những ngày làm việc.
Trước đây, đêm hội bài chòi chỉ diễn ra vào các ngày thứ 7 hằng tuần. Nhưng do tính chất du khách về Hội An rất đông, nên giờ đây sân chơi này diễn ra hằng đêm để phục vụ du khách. Cứ tầm 7h tối, mọi người lại ới nhau tụ tập ở khoảng sân bên cầu sông Hoài. Ngay khi vừa đi qua Chùa Cầu, rẽ phải rồi đi thẳng một đoạn ngắn, bạn sẽ dễ thấy khoảnh đất trống này, điểm giao nhau của 3 con đường và cũng ngay sát chân cầu bắt qua bên kia phố cổ.
Bài chòi thu hút người chơi ở tính bất ngờ dứoi hình thức rút thẻ ngẫu nhiên tại 10 chòi. Sử dụng kết hợp trống tum trống cán, những tiếng xóc thẻ, những hồi mõ kéo dài, tiếng hô của anh hiệu khi rút trúng thẻ tạo nên không khí hết sức nhộn nhịp cho trò chơi. Điểm hấp dẫn nữa của trò chơi là qua những câu dân ca đối đáp, những truyền tích mà a hiệu hô liên quan tới từng tấm bài, người tham dự lại thấy gần gũi hơn với văn hóa truyền thống mảnh đất này hơn.
Thời gian bắt đầu: 19h các ngày trong tuần
Giá cả: 20k/ thẻ bài
7. Hát bả trạo (Hội An)
Hát bả trạo là hình thức diễn xướng dân gian xuất phát từ tín ngưỡng thờ cá ông (Đại Đức Ngư ông) của ngư dân ven biển.
Trình tự một buổi biểu diễn bả trạo có kết cấu như một hoạt cảnh thể hiện những diễn biến từ khi con thuyền ra khơi cho đến khi cập bến an toàn. Bả trạo thuộc thể loại dân ca lễ nghi, có sự kết hợp với hình thức diễn tuồng, một loại hình sân khấu rất được người dân Quảng Nam yêu thích. Ngoài lối múa hát chèo thuyền đã được nghệ thuật hóa, lối hát trong bả trạo còn có lối xướng, hô và trình diễn các điệu dân ca như hò, lý, ngâm, hát.
Hiện nay, lối diễn xướng này vẫn được bảo lưu tại địa phương và được tổ chức thường xuyên vào các dịp lễ cầu ngư hay tế cá Ông hàng năm.
8. Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dinh (Đà Nẵng)
Website: https://www.nhahattuongdanang.com/
“Hồn Việt” là chương trình nghệ thuật truyền thống diễn ra tại Nhà hát Nguyễn Hiển Dĩnh dành cho những người dân Việt cũng như du khách có nhu cầu tìm hiểu văn hóa truyền thống Việt Nam.
“Hồn Việt” là chương trình mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam. Đặc biệt, nó mang đến những hình ảnh đậm chất vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng. Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng là nguồn cảm hứng chính cho các màn trình diễn Hồn Việt. Bên cạnh đó, chương trình cũng có các tiết mục nghệ thuật truyền thống đến từ các vùng miền khác của Việt Nam. Trong vòng 60 phút, khán giả được thưởng thức những trích đoạn tuồng kinh điển và khám phá những nét tinh túy của nghệ thuật Tuồng truyền thống Việt Nam. Khung cảnh làng quê trong các ngày hội văn hóa đã được tái hiện trên sân khấu của nhà hát một cách sinh động. Ngoài ra, nghệ thuật hóa trang đặc trưng của Tuồng xứ Quảng cũng gây ấn tượng mạnh với người xem.
Địa chỉ : 155 Phan Châu Trinh, Phước Ninh, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Thời gian: 19h45 các ngày trong tuần, 17h30 chủ nhật, thứ năm nghỉ
Giá Vé: 300.000 VNĐ