‘Cô hồn, COVID, Cô đơn’ – Xẩm trong xã hội hiện đại


Bài Xẩm do NSƯT Đình Cương trình bày

Trong thời gian vừa qua, chương trình Rap Việt đã tạo nên hiệu ứng vô cùng mạnh mẽ trong lòng nhiều khán giả, đặc biệt nhất đối với thế hệ các bạn trẻ. Ngoài sự thành công trong việc mang đến một sân chơi nơi người tham gia có thể tự do bộc lộ cá tính của mình và đem khán giả đến gần hơn với nghệ thuật Rap, chương trình còn đem lại nhiều bất ngờ trong công chúng bởi những màn trình diễn vô cùng sáng tạo kết hợp tính hiện đại cùng chất liệu văn học, thơ ca xưa. Điều đó được thể hiện qua phần trình diễn của Tony D trên ca khúc nhạc Trịnh ‘Tôi là ai’, ở màn thi của Dế Choắt trên nền bài thơ ‘Lượm’ của Tố Hữu, hay cũng không kém phần đặc sắc chính là anh chàng R.Tee đã lấy cảm hứng từ bài Xẩm ‘CÔ HỒN, COVID, CÔ ĐƠN’ của NSƯT Đình Cương mà mang Xẩm vào bài Rap của mình.

Bài ‘Rằm Tháng Bảy’ với cảm hứng Xẩm do RTEE trong chương trình Rap Việt trình bày (YouTube: VieChannel)

Hát Xẩm là một loại hình hát nói kể chuyện đã xuất hiện từ lâu ở vùng Bắc Bộ Việt Nam, giai điệu hình thành chủ yếu dựa theo thanh điệu và ngữ điệu lời văn nhiều tính tự sự. Đến ngày này, Xẩm có khoảng 400 bài hầu hết được lưu giữ bằng truyền miệng, biểu đạt những quan niệm, tâm tư, khát vọng của tầng lớp lao động, nông dân và thị dân xưa với cuộc sống đầy thăng trầm. Tuy vậy, hát Xẩm cũng không ít phần mang tính thời sự và tinh thần khích lệ, lạc quan để cổ động nhân dân kiên cường, mạnh mẽ và đoàn kết trước xã hội vô vàn những biến thiên thời cuộc.

Mang ít nhiều những tính chất hiện thực giống với những điệu Xẩm xưa, ‘CÔ HỒN, COVID, CÔ ĐƠN’ được ra đời khi cả nước ta đang ngày đêm ‘chiến đấu’ với dịch bệnh Covid-19. Bằng những từ ngữ gần gũi, mộc mạc, giản dị, kết hợp với những âm thanh mang đầy chất nhạc truyền thống của cây đàn Nguyệt, NSƯT Đình Cương đã tái hiện một bức tranh sống động nhưng cũng không kém phần hài hước về quan điểm của mình về 3 ‘Cô’: ‘Cô’ nào cũng đáng sợ và nguy hiểm. Ở bài Xẩm, tính hiện thực và thời sự được thể hiện khi NSƯT Đình Cương đã phản ánh đúng thực trạng, vấn đề ‘đại dịch’, còn tính nghệ thuật và cổ động lại được thể hiện ở việc truyền tải những thông điệp tích cực thông qua những hình ảnh, từ ngữ đậm chất nhạc, truyền đến người nghe tinh thần lạc quan, sức mạnh và sự đoàn kết để chiến đấu với đại dịch Covid-19 – ‘kẻ thù’ của toàn dân trong thời gian qua

‘Cô hồn, Covid, Cô đơn
Trong ba cô ấy sợ hơn cô nào?…’

Không chỉ vậy, nhóm Xẩm Hà Thành cũng đã có một tác phẩm của riêng mình: 

Bài Xẩm ‘Tiêu diệt Corona’ (YouTube: Nhóm XẨM HÀ THÀNH)

Các bạn nghĩ sao về sự hiện diện của Xẩm trong cổ động hiện đại, và hơn nữa là sự kết hợp giữa Xẩm và Rap?

Hữu Dương –  Yến Linh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *