Múa rối nước là một thể loại của loại hình sân khấu Việt Nam. Được sinh ra từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của nông dân vùng châu thổ sông Hồng, nó mang đậm tính văn hóa phương Đông và Đông Nam Á. Từ một truyền thống mang đậm tính dân gian, múa rối nước đã trở thành một văn hoá lâu đời của đất nước. Cùng với tuồng, chèo, nghệ thuật này nước cũng giữ trong mình những đặc sắc và tinh thần rất đẹp, rất thiêng và được coi là môn nghệ thuật có vị trí cao trong nghệ thuật sân khấu dân tộc. Nổi bật hơn cả là hình tượng cô Tiên trong trò “Múa Bát Tiên”. Những cô Tiên yêu kiều với điệu múa uyển chuyển như làn nước tượng trưng cho vẻ duyên dáng, thướt tha của người phụ nữ Việt Nam.
1. Nguồn gốc và cấu tạo rối Tiên
1.1 Nguồn gốc
Nghệ thuật múa rối nước ra đời và kết tinh từ sự tìm tòi, sáng tạo và liên tưởng của cha ông ta trước cuộc sống bình dị, gắn liền với nghề nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ. Múa rối nước được ra đời vào những thế kỷ thứ X, và trở nên hưng thịnh vào triều đại nhà Lý (1010-1225). Theo thời gian, nghệ thuật múa rối nước tiếp tục được lưu giữ và truyền từ đời này qua đời khác cho tới ngày nay. Nghệ thuật này đã được tổ chức trong các lễ hội, và tới hiện tại, múa rối nước đã trở thành một di sản phi vật thể của quốc gia cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
1.2 Tạo hình rối Tiên
Riêng đối với những con rối, để làm ra được những “chú rối” phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo của những người nghệ nhân. Chất liệu làm nên con rối phải là loại gỗ sung – một loại gỗ dai, nhẹ, dẻo để con rối có thể nổi trên mặt nước và người điều khiển con rối có thể dễ dàng biểu diễn. Những quân rối nước thường được sử dụng trong buổi biểu diễn gồm có chú Tễu, cô tiên, người đi cày hay người đánh cá…
Đối với “chú rối” cô Tiên trong trò “Múa Bát Tiên” đặc biệt hơn cả. Về màu sắc, nghệ nhân sử dụng các gam màu sáng như: đỏ, vàng giúp con rối thêm đặc sắc và điểm xuyết thêm một vài màu xanh rêu, cam, xanh lục khiến “cô Tiên” thêm lộng lẫy. Về trang phục, cô Tiên đội trên đầu mũ hoa sen, mặc váy, để tay trần có gắn thêm cánh tiên, đeo tai bầu và một khuôn mặt khả ái. Tổng thể tạo nên một hình tượng người phụ nữ Việt Nam với nét duyên dáng hài hòa.
2. Trò “Múa Bát Tiên”
2.1 Cách dàn dựng sân khấu
2.1.1. Âm nhạc
Âm nhạc là công cụ đắc lực trong việc thể hiện tâm tư, tình cảm của con rối vô tri mà lời thoại không thể chuyển tải hết. Nhờ có âm nhạc, các quân rối dưới sự điều khiển của các nghệ nhân sau buồng trò càng trở nên sống động, linh hoạt, góp phần tăng tính hấp dẫn cho các tiết mục trình diễn. Âm nhạc được sử dụng trong trò “Múa Bát Tiên” được biến tấu linh hoạt, được dùng những âm có tiết tấu nhanh. Qua đó, từng lời thoại của nhân vật được biểu lộ rõ ràng, và những khớp nối của những thanh tre tạo hình cho rối nước được vận động linh hoạt. Về tổng thể, tất cả từ những con rối, người điều khiển chúng, âm nhạc và lời thoại cũng được trau chuốt để tạo nên một màn trình diễn hấp dẫn.
2.1.2. Di chuyển con rối
Trò “Múa Bát Tiên” được lưu truyền từ xa xưa, và ấy cũng được làm sáng tỏ để kể về truyền thuyết Con Rồng – Cháu Tiên. Tại đây, Rối Tiên lớn nhất sẽ đứng giữa hai hàng Rối Tiên nhỏ hơn với ba hình xếp sát nhau. Vở kịch bắt đầu: từng hàng bắt đầu điệu múa với những cử chỉ đơn giản, đi và nhảy theo hàng uyển chuyển và thanh thoát theo điệu nhạc. Những tiếng ấy phát lên âm vực cao, tự hào và đánh thép.
2.2 Thủy đình
Bên cạnh đó, nước vừa là yếu tố cản trở, vừa hỗ trợ vừa phối hợp, nước còn là một nhân vật mang yếu tố quan trọng chứ không đơn thuần là môi trường, khung cảnh. Buồng rối nước hay còn gọi là thủy đình với cấu trúc cân đối, tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam là sân khấu biểu diễn trò rối nước. Nói đến rối nước không thể nói đến những nghệ nhân múa rối – những người cống hiến thầm lặng cho một buổi diễn thành công. Người múa rối sẽ dùng những thanh tre nối với những con rối và chuyển động của chúng dưới làn nước. Phía sau màn che, họ khoác lên người những bộ quần áo đặc biệt để ngăn nước tràn vào được làm bằng cao su. Công việc này đòi hỏi tài năng cũng như sự nhịp nhàng và đam mê của những nghệ nhân múa rối.
3. Ý nghĩa của nghệ thuật múa rối nước
Múa rối nước từ xưa tới nay được hình thành từ truyền thống đồng áng của đất nước. Chúng được dùng để mua vui hay tạo ra những tiếng cười cho người xem. Qua đó, nghệ thuật này được tạo ra nhằm đem đến những bài học trong cuộc sống. Vậy bất luận cho dù người xem là vua chúa hay dân lành, nó đều thoả mãn được họ. Họ thấy được tâm hồn Việt Nam, những hình ảnh rất Việt Nam và những câu chuyện cũng rất Việt Nam. Từ đó, những màn hoá thân giáo dục con người về lòng yêu lao động, yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Và những người nghệ nhân trong ấy cũng dạy ta các say mê và gìn giữ nghệ thuật của đất nước.
Về trò “Múa Bát Tiên”, chúng gợi lên giúp ta nhớ về cội nguồn dân tộc. Dân tộc ta luôn gìn giữ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Không chỉ vậy, còn giúp ta giải trí sau những giờ học tập và làm việc mệt mỏi.
Suy cho cùng, nghệ thuật múa rối nước vẫn luôn tồn tại từ thời kỳ sơ khai của đất nước, và cho tới ngày nay, vẻ thanh thoát, linh thiêng của nó vẫn tồn tại vĩnh viễn. Múa Bát Tiên không chỉ là một trong những vở diễn bất tử của thời đại, mà nó còn đại diện cho một dân tộc Việt Nam hùng mạnh, cần cù chịu khó và một thứ gì giản dị như “Linh hồn của đồng ruộng Việt Nam”