Hành trình sáng tác nghệ thuật – dấu ấn riêng của ngườI nghệ sĩ đất tuồng bình định​

Hành trình sáng tác nghệ thuật - dấu ấn riêng của ngườI nghệ sĩ đất Tuồng Bình Định

Con đường nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ đều do bản thân quyết định chọn lựa và theo đuổi. Từ đó, kết quả sẽ trả lời qua các tác phẩm nghệ thuật. Dấu ấn riêng là câu hỏi luôn thường trực trong mỗi người nghệ sĩ, điều đó thôi thúc họ, cũng có đôi khi xé nát tâm can họ. Câu hỏi đó, có một người nghệ sĩ đất Tuồng đang đi tìm câu trả lời cho bản thân trong hành trình sáng tác nghệ thuật.
Nghệ sĩ Trần Hưng Sơn Ca tên thật là Trần Xuân Hưng, tuổi Canh Thân (1980). Tuy được sinh ra ở quê hương đất Chèo – Thái Bình nhưng anh lại lớn lên gắn bó với đất Tuồng Bình Định, là quê hương thứ hai của Trần Hưng Sơn Ca. Con đường nghệ thuật của Trần Hưng Sơn Ca bắt đầu từ năm 1996, khi bắt đầu theo học Điêu khắc tại trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Bình Định. Sau đó, anh theo học tại trường ĐH Mỹ thuật Tp. HCM vào năm 2001, tốt nghiệp năm 2006. Trong quá trình học tại trường ĐH. Mỹ thuật, nghệ sĩ đã hoàn thành tốt nghiệp với tác phẩm “Tuồng”, đó là sự khởi đầu cho con đường nghệ thuật đi tìm dấu ấn riêng sau này.
Điêu khắc gia Trần Hưng Sơn Ca

Trần Hưng Sơn Ca đã có hơn 15 năm công tác giảng dạy tại trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn. “Công việc tác động tới cảm hứng sáng tạo” – nghệ sĩ chia sẻ. Ngôn ngữ sáng tạo theo hướng kết hợp  của người nghệ sĩ cũng là giảng viên được hình thành trong quá trình hướng dẫn và đồng hành cùng các bạn sinh viên. Những người học trò – thế hệ trẻ tạo ra cái mới trong quá trình học tập, đã và đang luôn là nguồn cảm xúc hứng khởi, kích thích tinh thần sáng tạo của người thầy – nhà điêu khắc, chính sự tương tác đó ảnh hưởng rất nhiều tới ‘nghệ thuật’ của Trần Hưng Sơn Ca. Sự đam mê sáng tạo đó luôn thôi thúc bản thân cống hiến nhiều hơn cho nghệ thuật tạo hình.

Hành trình đến với đề tài Tuồng cổ – Hát bội của nghệ sĩ bắt đầu từ năm 2005, trong một đợt bài thực tế điêu khắc năm thứ tư đại học. Từ đó đến nay, cũng có một giai đoạn ngắt quãng sáng tác về Hát bội, đến năm 2015 là thời gian mà tác giả lựa chọn tập trung sáng tác với đề tài này. Trong quá trình sáng tác, Trần Hưng Sơn Ca ngoài sáng tác điêu khắc ra, đã có thể nghiệm sáng tác loại hình tranh vẽ và phù điêu kết hợp màu sắc. Nhìn chung là sự kết hợp nhiều loại vật liệu với nhau. 

 

Đối với người nghệ sĩ chọn đề tài về văn hóa – nghệ thuật truyền thống, chắc chắn trên chặng đường tìm ngôn ngữ tạo hình riêng trong sáng tác sẽ có không ít lần lạc lối, lần mò tìm những lối đi nhưng cũng là khám phá tiềm năng sáng tạo trong bản thân. Chưa kể đến cuộc mưu sinh của đời người tác động rất lớn đến hành trình sáng tạo, câu hỏi đi tiếp hay dừng lại xuất hiện không ít lần trong suy nghĩ. Đã nhiều lần,Trần Hưng Sơn Ca trông thấy những người đồng nghiệp của mình chọn hướng đi sáng tác đề tài khác, sự kiên định cũng vì thế mà lung lay. Thế nhưng, khi nhận thấy tác phẩm của mình có giá trị phục vụ cho việc nghiên cứu của đồng nghiệp, đồng thời đem lại giá trị nghệ thuật hữu ích, góp phần tiếng nói “Bảo tồn văn hóa dân tộc”, đưa nghệ thuật truyền thống đến gần với cộng đồng yêu nghệ thuật sân khấu cũng như nghệ thuật tạo hình, người nghệ sĩ đã lựa chọn đi tiếp, chinh phục đề tài mà bản thân đã chọn lựa. Qua nhiều năm sáng tác, các tác phẩm của nhà điêu khắc với dấu ấn riêng đã hình thành

Hãy cùng Trường Ca Kịch Viện xem qua những tác phẩm mang dấu ấn riêng của Trần Hưng Sơn Ca – người nghệ sĩ đất Tuồng trong triển lãm online tháng này.

Các Tác Phẩm & Những Cuộc Triển Lãm

Tác phẩm Tuồng, 2006 
– Tổng hợp, 170 x 190cm – Bài tốt nghiệp hệ đại học
– Triển lãm ngành Điêu khắc của Hội Mỹ thuật Tp.HCM tại Văn Thánh năm 2007
– Triển lãm “Điêu khắc trong không gian đô thị đại học”
 tại ĐH Quốc Gia Tp.HCM năm 2009
– Trưng bày tại đường hoa Nguyễn Huệ của Tp. HCM năm 2008
Tác phẩm Chân dung Tuồng 2, 2015
– Tổng hợp, 35 x 45cm
– Triển lãm Mỹ thuật Khu vực Tp. HCM của Hội MTVN tổ chức năm 2015
– Triển lãm Chào mừng kỷ niệm 25 năm Giải phóng miền Nam 30/4/1975 của Hội Mỹ thuật Tp.HCM năm 2015
– Triển lãm Giải thưởng Huỳnh Văn Nghệ của tỉnh Bình Dương năm 2015
Tác phẩm Thiện ác phân tranh, 2015  
– Tổng hợp, 45 x 65cm
– Triển lãm Chào mừng kỷ niệm 25 năm Giải phóng miền Nam 30/4/1975 của Hội Mỹ thuật Tp.HCM năm 2015
– Triển lãm Giải thưởng Huỳnh Văn Nghệ của tỉnh Bình Dương năm 2015
– Triển lãm Mỹ thuật & Thiết kế chủ đề “Gương” lần 1 của Khoa Design – STU năm 2018
– Triển lãm trực tuyến qua Mạng xã hội của Nhóm Viet Art Exchange 2020
Tác phẩm Thiện ác phân tranh 2, 2016
– Tổng hợp, 100 x 100 cm
– Triển lãm trực tuyến qua Mạng xã hội của Nhóm Viet Art Exchange 2020
– Triển lãm Mỹ thuật & Thiết kế chủ đề “Gương” lần 1 của Khoa Design – STU năm 2018
Tác phẩm Trịnh Ân Tướng, 2016
– Tổng hợp, 75 x 110 cm
– Triển lãm Điêu khắc Sài Gòn của Ngành Điêu khắc –
– Hội Mỹ thuật Tp. HCM tại Văn Thánh năm 2016
– Triển lãm Khu vực Nam Miền Trung & Tây Nguyên năm 2017 tại Bình Định
– Tác phẩm được xét chọn dự giải thưởng của Ủy ban Liên hiệp các Hội VHNT Toàn quốc
– Triển lãm Mỹ thuật & Thiết kế chủ đề “Gương” lần 1 của Khoa Design – STU năm 2018
– Triển lãm Khóa Mỹ thuật 2001 – 2006 “Duyên” 2020
Tác phẩm Nữ tướng Đào Tam Xuân, 2017
– Tổng hợp, 50 x 100 cm
– Triển lãm Báo cáo kết quả các Trại sáng tác & Sáng tác mới của Hội MT TP.HCM năm 2017
– Triển lãm Khu vực Nam Miền Trung & Tây Nguyên năm 2018 tại Phú Yên
– Giải B Giải Mỹ thuật của tỉnh Bình Định
– Triển lãm Mỹ thuật & Thiết kế chủ đề “Gương” lần 1 của Khoa Design – STU năm 2018
– Triển lãm Khóa Mỹ thuật 2001 – 2006 “Duyên” 2020
– Triển lãm Mỹ thuật Bình Định do Chi hội Mỹ thuật tỉnh Bình Định tổ chức lần 1, 2 năm 2022
– Triển lãm “Bắc – Nhịp tang bồng” trong Dự án Trường ca kịch viện năm 2022
Mặt trước  
Mặt Sau
Tác phẩm Hoá thân Tuồng, 2018
– Tổng hợp, 75 x 150cm
– Triển lãm sơ kết Trại sáng tác Điêu khắc của Ngành Điêu khắc – Hội MT Tp.HCM 2019
– Triển lãm Báo cáo kết quả các Trại sáng tác & Sáng tác mới của Hội MT Tp.HCM năm 2019
– Triển lãm Mỹ thuật & Thiết kế chủ đề “Gương” lần 3 – 2020 của Khoa Design STU

Tác phẩm Nghiệp Tuồng, 2018

– Tổng hợp, 145 x 140 x 65cm (Mặt trước) – Bài tốt nghiệp hệ cao học
– Triển lãm sơ kết Trại sáng tác Điêu khắc của Ngành Điêu khắc – Hội MT Tp.HCM 2019
– Giải B Triển lãm Báo cáo kết quả các Trại sáng tác & Sáng tác mới của Hội MT Tp.HCM năm 2019
– Triển lãm Quốc tế Mỹ thuật & Thiết kế do Hiệp hội Thiết kế Hàn Quốc, ĐH HanDong Global University, Korea và ĐH Văn Lang đồng tổ chức năm 2020
– Triển lãm Mỹ thuật & Thiết kế chủ đề “Gương” lần 3 – 2020 của Khoa Design STU
– Triển lãm Điêu khắc trong không gian kiến trúc đô thị – 2021
Mặt Ngang Bên Trái
Mặt Ngang Bên Phải
 
Mặt Nghiêng Sau Bên Trái
 
Mặt Nghiêng Trước Bên Phải
Bộ tác phẩm Chân dung Tuồng 6, 7, 2019
– Triển lãm Mỹ thuật & Thiết kế chủ đề “Gương” lần 2 – năm 2019 của Khoa Design STU 
– Triển lãm Mỹ thuật khu vực VI của Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2020
– Tác phẩm được xét chọn dự giải thưởng của Ủy ban Liên hiệp các Hội VHNT Toàn Quốc năm 2020
Tác phẩm Chân dung Tuồng 4, 2019
– Tổng hợp, 70 x 105cm
– Triển lãm Mỹ thuật & Thiết kế chủ đề “Gương” lần 2 – 2019 của Khoa Design STU 
– Triển lãm Tranh Tượng Nghệ thuật chủ đề “Hội Tụ” của Khoa MTCN trường CĐ Công nghệ cao Đồng An năm 2021

Tác phẩm Muôn mặt Tuồng, 2019

– Tổng hợp, 60 x 200cm (ghép 5 tấm)

– Tại triển lãm online Quốc tế Mỹ thuật & Thiết kế do Hiệp hội Thiết kế Hàn Quốc, ĐH HanDong Global University, Korea và ĐH Văn Lang đồng tổ chức năm 2020  

Tác phẩm Ngọn lửa Hồng Sơn, 2020
– Tổng hợp, 92 x 130cm (có khung)
– Triển lãm Trại sáng tác Điêu khắc của Ngành Điêu khắc – Hội MT Tp.HCM năm 2020
– Triển lãm Thành quả các Trại sáng tác & Sáng tác mới của Hội MT Tp.HCM năm 2020
– Triển lãm Mỹ thuật & Thiết kế chủ đề “Gương” lần 3 – 2020 của Khoa Design STU
– Triển lãm Khóa Mỹ thuật 2001 – 2006 “Duyên” 2020
– Triển lãm “Bắc – Nhịp tang bồng” trong Dự án Trường ca kịch viện năm 2022
Mất ngọc, 2019 – 2021
– Gò đồng, 40 x 60cm
– Triển lãm Sắc màu bình yên của Hội Mỹ thuật Tp. HCM 2021
– Triển lãm Chia sẻ yêu thương của trường ĐH Mỹ thuật Tp. HCM 2021
– Triển lãm Mỹ thuật Bình Định do Chi hội Mỹ thuật tỉnh Bình Định tổ chức lần 1, 2 năm 2022
– Triển lãm “Bắc – Nhịp tang bồng” trong Dự án Trường ca kịch viện năm 2022
Diện Tuồng 4, 2021
– Tổng hợp, 60 x 80cm
– Triển lãm “Bắc – Nhịp tang bồng” trong Dự án Trường ca kịch viện năm 2022
– Triển lãm Mỹ thuật Bình Định do Chi hội Mỹ thuật tỉnh Bình Định tổ chức lần 1, 2 năm 2022
Diện Tuồng 2, 2021
– Tổng hợp, 76 x 94cm
– Triển lãm Chia sẻ yêu thương của trường ĐH Mỹ thuật Tp. HCM năm 2021
– Triển lãm Mỹ thuật & Thiết kế chủ đề “Gương” lần 4 – 2022 của Khoa Design STU
Chân dung Tuồng 9, 2020
– Tổng hợp, 63 x 103cm (cả khung)
– Triển lãm Mỹ thuật & Thiết kế chủ đề “Gương” lần 3 – 2020 của Khoa Design STU
Tác phẩm Án oan triều ca – Tuồng cổ, 2021
– Tổng hợp. 80 x 120cm 
– Triển lãm online Quốc tế Mỹ thuật & Thiết kế do Hiệp hội Thiết kế Hàn Quốc, ĐH HanDong Global University, Korea và ĐH Văn Lang đồng tổ chức năm 2021      
– Triển lãm “Bắc – Nhịp tang bồng” trong Dự án Trường ca kịch viện năm 2022
Vàng son một thuở, 2022
– Tổng hợp, 100 x 134 cm
-Tại Triển lãm Mỹ thuật Khu vực VI – Tp. HCM của Hội MT VN năm 2022
– Triển lãm Mỹ thuật thường niên – UAH Fine Arts Exhibition 2023 Giảng viên khoa Mỹ thuật, ĐH. Kiến trúc 
– Triển lãm Mỹ thuật & Thiết kế chủ đề “Gương” lần 4 – 2022 của Khoa Design STU 
– Triển lãm Mỹ thuật trong Lễ hội truyền thống Khoa Design chủ đề “Hồi” lần 4 – 2022
Lão tướng Tuồng cổ (Phàn Định Công), 2020
Tổng hợp, 50 x 70cm
Triển lãm TIẾT trong dự án Project Ngày xưa – 2021.
Triển lãm Chia sẻ yêu thương của trường ĐH Mỹ thuật Tp. HCM năm 2021
Triển lãm Mỹ thuật & Thiết kế chủ đề “Gương” lần 3 – 2020 của Khoa Design STU